Tép cảnh là dòng sinh vật cảnh có kích thước nhỏ bé, chúng rất sinh động khi được dùng làm trang trí bên trong hồ thủy sinh. Tép cảnh cũng rất đa dạng về chủng loại do vậy để tìm ra một loại tép dễ nuôi, dễ chăm sóc cho người mới bắt đầu cũng cần phải có một chút kiến thức cơ bản để có thể có thể nuôi tốt chúng. Dưới đây là một số phương pháp sàng lọc chọn giống tép và các yêu cầu cơ bản để có thể giúp bạn nuôi tép cảnh một cách dễ dàng.

Tép cảnh

Phương pháp chọn tép để nuôi

Mỗi dòng tép lại có một kỹ thuật nuôi khác nhau, (tép màu, tép sulawesi, tép ong) với 3 dòng tép này thì tép màu là dòng tép dễ nuôi phù hợp cho người mới bắt đầu tập chơi tép nhất. Tép màu cũng khá đa dạng về chủng loại ví dụ như: tép đỏ, tép xanh, tép vàng, tép rili… nếu bạn là người mới bắt đầu chơi tép thì có thể tìm tới những dòng tép cảnh này để tập chơi và trải nghiệm. (Tham khảo các dòng tép màu tại đây). Ngoài ra nếu bạn đã chinh phục được tép màu rồi, bạn muốn tìm hiểu thêm về cách nuôi tép sula hoặc tép ong bạn cũng có thể tìm hiểu qua đường dẫn này nhé (Hướng dẫn nuôi tép OngHướng dẫn nuôi tép Sulawesi)

Thiết lập một hồ nuôi tép cảnh

Tép cảnh là dòng sinh vật có kích thước nhỏ bé nên môi trường hồ nuôi của chúng cũng không cần thiết phải quá to, việc thiết lập một hồ nuôi quá to đôi khi lại là một yếu điểm bởi chúng sẽ khó bắt cặp để sinh sản. Bạn nên chọn một kích thước hồ vừa đủ chừng 15-60 lít nước là có thể nuôi chúng một cách hiệu quả.

Lựa chọn nền để nuôi tép cảnh

Đối với tép màu nói chung và các dòng tép khác nói riêng thì việc lựa chọn một loại nền đạt tiêu chuẩn để nuôi là rất cần thiết. Sự ổn định của nền sẽ giúp nguồn nước nuôi tép của bạn cũng ổn định theo, đảm bảo được sức khỏe của những chú tép cảnh luôn khỏe mạnh. Ở đây chúng tôi khuyến nghị bạn nên nuôi tép màu với một số loại nền như sau:

  1. Nền nuôi tép Akadama: đây là loại đất nền trung tính, không ảnh hưởng tới chất lượng nước bao gồm độ cứng ph và chỉ số tạp chất TDS trong nước.
  2. Nền nuôi tép Onyx hoặc Onyx Sand: đây là loại nền đến từ thương hiệu Seachem của Mỹ, loại nền này hoàn toàn là chất nền tự nhiên, có độ ổn định ph rất cao.
  3. Nền nuôi tép Sula Sand: Sula Sand là loại nền chuyên dụng nuôi tép đặc biệt là tép màu và tép Sulawesi. Sula sand là dạng đá núi lửa chọn lọc, chúng không ảnh hưởng tới chất lượng nước, hoàn toàn trung tính, việc sử dụng loại nền này để nuôi tép bạn còn cải thiện được lượng vi sinh đáng kể nhờ cấu tạo đặc thù của nền nhám lỗ, đây là nơi lý tưởng để vi sinh có thể phát triển.
  4. Nền nuôi tép mix: Tuy nhiên những loại nền trên đều có một đặc điểm là trung tính, không có hàm lượng dinh dưỡng để nuôi cây thủy sinh và rêu. Do vậy nếu như bạn muốn trồng thêm một vài loại cây thủy sinh thì hãy cân nhắc tới việc mix thêm các loại nền nuôi tép khác để sử dụng chung như (nền nuôi tép Benibachi, Nền nuôi tép Baby soil, nền contro soil).

Lựa chọn đèn để nuôi tép

Nếu bạn nuôi tép cảnh trong nhà, thì việc cung cấp ánh sáng giúp các hệ vi sinh vật, cây cối, rong rêu bên trong hồ phát triển thì đó là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên không giống như trồng cây trong hồ thủy sinh, cần phải các loại đèn thủy sinh cao cấp, thì nuôi tép cảnh bạn chỉ cần lựa chọn các loài đèn chiếu sáng bình dân, hoặc thậm chí là các loại đèn dân dụng thường sử dụng trong đời sống hàng ngày như đèn huỳnh quang.

Lựa chọn lọc để nuôi tép cảnh

Để giúp nguồn nước nuôi tép luôn ổn định thì việc cung cấp một hệ thống thiết bị lọc cho bể nuôi tép cũng hết sức cần thiết. Các loại lọc luôn được ưu tiên để nuôi tép bao gồm, lọc bio, lọc đáy, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về các loại lọc này trên internet. Do mỗi môi kích thước hồ nuôi khác nhau nên việc đưa ra một loại lọc cụ thể sẽ rất khó khăn, nếu bạn đang lên kế hoạch cho một bể nuôi tép mà chưa biết sử dụng loại lọc nào cho chiếc bể của mình thì có thể liên hệ với chúng tôi qua số zalo 0902291316 để được tư vấn kỹ càng hơn.

Lựa chọn Khoáng nuôi tép, vi sinh, thức ăn cho tép

  • Khoáng nuôi tép: Chúng tôi gợi ý cho bạn 3 loại khoáng nuôi tép màu phổ biến nhất hiện nay đó là (Khoáng GH+, Khoáng HB, Khoáng Nutrafin)
  • Thức ăn cho tép màu: Tép màu khá dễ tính trong việc ăn uống, chúng có thể ăn hầu hết các loại thức ăn chuyên dụng cho các dòng tép cảnh khác hoặc đơn giản chỉ là những loại rong rêu bám bên trong hồ. Các loại lá cây củ quả có sẵn trong đời sống hàng ngày như lá dâu tằm, bí ngô luộc, lá rau cải bina…
  • Vi sinh cho bể nuôi tép: Đối với vi sinh cho hồ tép màu bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại vi sinh nước như Seachem stability, bio deges, seed của aquavitro

Sử dụng nguồn nước:

Nước để sử dụng nuôi tép màu bạn nên sử dụng các loại nước sạch đã qua xử lý tạp chất (nước máy khử clo, nước RO)

Quy trình thả tép khi mua về

  • Hãy chuẩn bị mọi thứ thực sự tốt ở các quy trình bên trên, và chắc chắn rằng bạn đã chạy lọc với thời gian tối thiểu 7 ngày trở đi để hệ vi sinh kịp thời ổn định.
  • Lựa chọn cửa hàng bán tép cảnh uy tín lâu năm để tìm mua các chú tép khỏe mạnh không bệnh tật.
  • Tép cảnh khi mua về bạn nên bỏ cả bịch vào bên trong hồ 10-15 phút để chúng có thời gian thích nghi nhiệt độ một cách từ từ tránh tình trạng sốc nước.

Một số câu hỏi thường gặp khi nuôi tép màu

Hỏi: Tôi có thể thả bao nhiêu tép vào bên trong hồ của mình?

Đáp: Việc thả số lượng tép nhiều hay ít phụ thuộc vào điều kiện lọc, và kích thước bể nuôi của bạn (ước tính 1 hồ có thể tích 10 lit nước bạn có thể thả 20-30 con tép cảnh).


Hỏi: Tép màu có bị lai tạp không?

Đáp: Có, khi bạn thả chung nhiều loại tép màu vào bên trong một hồ nuôi, chúng sẽ bị lai tạp ra các màu sắc giống tép bố mẹ hoặc một màu dị thường.


Hỏi: Bao nhiêu lâu thì tôi có thể cho tép của mình ăn một lần

Đáp: Bạn có thể cho ăn định kì hàng ngày nếu có thời gian, tuy nhiên nếu hồ của bạn có nhiều các loại rêu, bạn cũng có thể không cần cho ăn trong thời gian rất dài chúng vẫn duy trì được nhờ ăn lượng rêu bên trong hồ nuôi.


Hỏi: Một con tép có tuổi thọ là bao lâu?

Đáp: Tép cảnh sống lâu hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện muôi trường sống của chúng, nếu môi trường sống đạt yêu cầu chúng có thể sống từ 2-2,5 năm.


Hỏi: Sau bao lâu thì tép của tôi bắt đầu sinh sản?

Đáp: Tép khi trưởng thành đạt kích thước 1,5-1,8cm sẽ bắt đầu ôm trứng, thời gian từ lúc ôm trứng tới lúc tép sinh khoảng 25 ngày.