Tép SulaWesi là một dòng tép cảnh được tìm thấy ngoài tự nhiên tại đảo SulaWesi Indonesia, do vẻ đẹp đa dạng về chủng loại nên được người chơi tép cảnh rất yêu thích. Từ đó người chơi tép cảnh đã dần dần tìm hiểu và thuần phục các dòng tép sula này vào bên trong bể nuôi nhân tạo. Ở bài chia sẻ này tepcanh.com sẽ hướng dẫn các bạn cách thiết lập một bể nuôi tép sula đúng chuẩn và cách chăm sóc dòng tép này một cách khoa học nhất.

Các Nguyên liệu chuẩn bị để setup 1 bể tép sula:

Chọn kích thước bể nuôi: bể nuôi ở đây các bạn có thể lựa chọn các loại bể kính, thùng xốp, bể xi măng (tuy nhiên nếu bạn sử dụng các loại bể này để nuôi ngoài trời thì hãy cẩn thận vì chúng sẽ rất dễ bị côn trùng hoặc các loại ấu trùng chuồn chuồn tấn công, ảnh hưởng tới tép). bạn nên lựa chọn các bể có thể tích nước tối thiểu 12 lít nước trở lên để đảm bảo sự ổn định của nước khi chơi lâu dài.

Chọn nền nuôi tép sula: Hiện nay cũng có rất nhiều cách chơi kiểu chơi khác nhau, mỗi kiểu chơi thì lại có cách lựa chọn nền khách nhau. Tuy nhiên một trong những kiểu truyền thống đó là tìm kiếm tới các loại nền có thể kéo PH lên cao và giữ PH ổn định. Nền Seachem Onyx hoặc Seachem Onyx Sand là một trong những loại chất nền đặc trung giúp bạn đáp ứng nhu cầu kéo và giữ PH ở ngưỡng 7->7.5. Ngoài ra một số anh em còn lựa chọn các loại nền trung tính không ảnh hưởng tới chỉ số tạp chất trong nước cũng như PH đó chính là nền Sula sand của hãng SL Aqua, tuy nhiên do đặc tính của loại nền này là chung tính nên bạn cần phải sử dụng tới khoáng Salty Shrimp Sulawesi Mineral  7.5 hoặc 8.5 để có thể kéo PH lên cao.

Lựa chọn đèn nuôi tép sula: Tép sula không cần các loại đèn cao cấp như khi bạn chơi cây thủy sinh, chúng chỉ cần 1 cây đèn có ánh sáng ở mức trung bình để có thể đánh lên rêu cho tép ăn. (đèn quanglong, đèn xuanmielong, hoặc các loại đèn dân dụng).

Chọn lọc cho bể nuôi tép Sula: tép cảnh nói chung và các dòng tép sula nói riêng, về cơ bản tép là dòng sinh vật khá nhỏ bé, lượng chất thải bên trong hồ cũng không quá nhiều, do vậy để nuôi được các dòng tép này bạn không cần đặt quá nặng về vấn đề hệ thống lọc cho chúng. Thông thường với một chiếc hồ có thể tích nước 15-20 lít nước bạn có thể sử dụng 1 chiếc lọc sủi bio. Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, đối với những hồ bạn sử dụng những bộ lọc tốt tất nhiên việc sử lý chất thải sẽ được tối ưu hơn. Hơn thế nữa, khi hồ của bạn gặp vấn đề về nước, bạn vẫn có thể tự tin thay nước với trữ lượng nước thay lớn.
Gợi ý một số mẫu lọc cho từng thể tích nước (sunsun hbl 801, 802, 803 sử dụng cho bể 50 lít nước trở về. lọc thùng atman df700 sử dụng cho các hồ 60-100 lit nước. lọc thùng atman df 1300 sử dụng cho hồ có thể tích 120-200 lít nước).

Sử dụng khoáng nào để nuôi tép sula: đối với cá nhân mình và một số anh em trại tép vẫn tin dùng 2 loại khoáng đó là nutrafin kết hợp với muối khoáng 7.5 hoặc 8.5 tùy thuộc vào dòng tép cao hay thấp. Sự kết hợp giữa 2 loại khoáng này cho thấy kết quả tỉ lệ tép khỏe và sinh sản rất tốt.

Chọn vi sinh để nuôi tép sula: Vi sinh đối với một chiếc bể nuôi tép rất quan trọng, do vậy bạn nuôi tép lâu dài thì hãy chuẩn bị cho mình một chủng vi sinh tốt (vi sinh seachem stability, vi sinh bio deges, vi sinh aquavitro seed bacteria…).

Loại thức ăn rêu nhớt yêu thích của tép sulawesi

Quy trình setup một bể nuôi tép Sulawesi:

  1. Lựa chọn số lượng Seachem Onyx Sand phù hợp, bạn có thể rải đều lớp nền này phủ đầy đáy hồ hoặc 1 góc hồ đều được.
  2. Sử dụng nguồn nước đảm bảo như nước lọc RO để đảm bảo nguồn nước nuôi tép không dính các tạp chất, đảm bảo sức khỏe cho tép sula một cách tối đa.
  3. Trâm khoáng, vi sinh: việc trâm khoáng cũng như là vi sinh chúng ta nên thực hiện ngay ở 1-2 ngày đầu chạy lọc để đảm bảo môi trường ổn định nhanh chóng.
  4. Chu kì chạy lọc Cycle: thông thường để nhanh lên rêu và ổn định vi sinh thì anh em chơi tép hay để đèn 24/24 trong thời gian đầu. Tuy nhiên đối với kinh nghiệm cá nhân mình thì chúng ta chỉ cần 1 ngày 10-15 tiếng chiếu đèn liên túc là đã có thể đánh rêu hiệu quả. (mẹo nhỏ: sau khoảng thời gian chạy cycle 10 ngày bạn có thể thả 1-2 chú cá nhỏ vào trong bể để lấy phân cá nuôi rêu, kích thích sự phát triển nhanh chóng của rêu).
  5. Thời gian thả tép sula vào bể: Tùy thuộc vào chất lượng nước của bể mà chúng ta có thể quyết định thả tép, tuy nhiên theo cá nhân mình thì tối thiểu chúng ta nên thả tép sau 1 tháng chạy cycle. Nếu bạn chưa có 1 chút kinh nghiệm nào trong việc nuôi tép cảnh thì nên thả 1 vài bé tép để test môi trường nước trước, rồi sau đó hay quyết định thả tép số lượng nhiều hơn.

Chăm sóc tép sula hiệu quả:

  • Tép sula ăn gì?: tép sula là dòng tép tương đối kén đồ ăn, không như các dòng tép ong hay tép màu, đồ ăn của tép sula thiên về các loại thực vật chứa ít đạm hơn. Cũng chính vì vậy mà nguồn thức ăn chính của tép sula chính là các loại rêu xanh bên trong hồ nuôi, ngoài ra bạn cũng có thể bổ xung cho chúng các loại rau củ khác như lá dâu tằm luộc, bí đỏ luộc…
  • Chu kì thay nước ra sao?: Đối với các dòng tép sula thì việc thay nước khá nhàn bởi các nguồn thức ăn của chúng chủ yếu là dạng thực vật nên gây rất ít ảnh hưởng tới môi trường nuôi, do vậy thường thì chúng ta chỉ trâm thêm nước khi nước bị bay hơi hao hụt.
  • Xử lý khi hồ tép bị nhiễm độc (mùi hóa chất, nhang muỗi, thuốc xịt côn trùng): Nếu hồ tép của bạn gặp phải những vấn đề trên thì bạn hãy nhanh chóng tắt máy sủi oxy, đồng thời sử dụng 1 ống khư độc Stop Ammo của hãng pro bidio, sau khoảng 1-2 tiếng thì bạn hãy thay nước 30-40% và chạy sủi oxy lại bình thường.
  • Trang trí bể tép sula: bạn nên cung cấp cho bể nuôi tép sula 1 ít đá, lũa để chúng có nơi để trú ẩn khi hoảng sợ, vì các dòng tép sula khá nhút nhát nên việc bỏ thêm các loại đồ chơi tép, hang đá vào bên trong bể là rất cần thiết.

Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ về việc setup hồ nuôi và chăm sóc tép sulawesi của mình, chúc các bạn thành công trong việc nuôi dòng tép sula này nhé.