Khi chơi thủy sinh hầu hết mọi người cũng đã tửng trải qua vấn đề rêu hại xuất hiện trong bể gây nên sự mất cảm quan, ảnh hưởng tới sự phát triển của các loài cây thủy sinh khác bên trong bể thủy sinh. Bể của bạn sẽ luôn ở trạng thái sạch rêu nếu được thả 5 loại cá ăn rêu hại tốt nhất dưới đây.

Cá Otto

Otto là loài cá rất phổ biến, chúng có tập tính hiền lành, siêng năng làm việc đặc biệt chúng có thể nuôi chung với các loại tép cảnh. cá Otto có 1 chiếc miệng nằm ngang chúng thường xuyên di chuyển để tìm kiếm thức ăn bên trong bể thủy sinh, đặc biệt các khu vực xuất hiện các màng rêu hại như rêu xanh.

Thông tin về cá otto:

  • Tên khoa học: Macrotocinclus Affinis
  • Tên thường gọi: Otocinclus Affinis, Cá Otto
  • Tập tính: hiền lành
  • Kích thước cá: 3-4cm
  • Nhiệt độ: 24-29 độ C
  • PH: 6-8
  • Thức ăn: rêu tảo trong bể, thức ăn khô của các loài cá tầng đáy, dưa leo, bí đỏ

Lưu ý: Do tập tính hiền lành, có phần nhút nhát nên khi nuôi cá otto bạn nên thả tối thiểu 3-5 con để tránh tình trạng đơn lẻ khiến chúng dễ stress.

Cá bút chì

Bút chì không những xử lý rêu hại tốt mà chúng còn là một loài cá thả thủy sinh rất đẹp với tập tính bơi theo bầy đàn. Cá bút chì thường được lựa chọn để xử lý các loại rêu trùm đen bên trong bể thủy sinh, chúng rất siêng năng rỉa các cụm rêu chùm đen bám bào lá của cây thủy sinh. Bên cạnh đó chúng còn thường xuyên rỉa các hang hốc đá của bố cục hồ thủy sinh, các viên đá, sỏi , cát ở tầng đáy để giúp bề mặt đáy luôn sạch sẽ.

Thông tin về cá bút chì

  • Tên khoa học: Crossocheilus Oblongus
  • Tên thường gọi: Siamese Algae Eater, cá bút chì Thái
  • Kích thước trưởng thành: 10-12cm
  • Nhiệt độ: 24-29 độ C
  • PH: 6-8
  • Thức ăn: ăn tạp, các loại thức ăn của cá cảnh

Cá mún

Cá mún rất đa dạng về chủng loại, nhưng chúng có đặc điểm chung là xử lý các loại rêu nhớt, tảo xanh ở bên trong bể thủy sinh rất hiệu quả. Cá mún cũng là loài cá cảnh rất đẹp, vì vậy ngoài công việc xử lý rêu hại cho bể thủy sinh thì đây cũng là loài cá phổ biến ở trong môi trường bể thủy sinh. Tuy nhiên bạn không nên thả quá nhiều cá mún bởi chúng dễ sống và có tốc độ sinh sản nhanh, nếu nuôi số lượng nhiều dễ dẫn tới việc không kiểm soát được chất thải của chúng dẫn tới ô nhiễm nguồn nước.

Thông tin về cá mún

  • Tên khoa học: Platy (fish)
  • Tên thường gọi: cá mún, mún lửa, mún mặt trăng, mún panda…
  • nhiệt độ: 22-30 độ C
  • Kích thước trung bình: 4-5cm
  • PH: 6-8
  • Thức ăn: là loài ăn tạp

Cá nô lệ

Đây là một loài cá không thực sự phổ biến trong môi trường hồ thủy sinh, nhưng chúng lại làm việc rất siêng năng và hiệu quả trong việc xử lý rêu nhớt, tảo, đặc biết các bố cục hồ thủy sinh mới setup sẽ có hiện lượng nhớt ở thân cây lũa. Một trong những điều làm loài cá này không thực sự được yêu thích bớt chúng làm việc quá siêng năng có có xu hướng bám vào các con cá khác và mút nhớt của chúng.

Thông tin về cá nô lệ

  • Tên khoa học: Platy (fish)
  • Tên thường gọi: Cá Tổ ong, Cá Hút bụi; Cá Nút tay; Cá Vệ sinh Việt Nam; Cá Bống vàng
  • nhiệt độ: 22-30 độ C
  • Kích thước trung bình: 20-25cm
  • PH: 6-8
  • Thức ăn: là loài ăn tạp

Lưu ý: nếu bạn đang lựa chọn loài cá này để xử lý rêu hại cho bể của mình, bạn có thể tìm mua những con cá có kích thước nhỏ khoàng 5-7cm, để tránh hiện tượng cá quá to, phá bố cục của bể thủy sinh.

Cá rô phi

Rô phi là loài cá tự nhiên, chúng không thuộc dòng cá cảnh, tuy nhiên chúng lại có 1 công năng rất tốt trong việc xử lý hầu hết các loại rêu hại bên trong bể thủy sinh như rêu tóc, rêu trùm đen, rêu lông… Bạn cũng nên tìm mua các chú cá rô phi có kích thước nhỏ bởi chúng cũng rất phá phách các loài cây thủy sinh trong bể khi chúng đói.