Việc lựa chọn các loại cây để bố trí cho tiền cảnh bên trong bể thủy sinh là điều rất quan trọng, bởi khi các bạn lựa chọn đúng và phù hợp sẽ tạo được ấn tượng cao của người thẩm quan. Dưới đây là danh sách những cây thủy sinh trồng tiền cảnh phổ biến mà chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn.

Cây thủy sinh Trân Châu Nhật

Trân Châu Nhật thường được gọi với tên quốc tế là Hemianthus Callitrichoides, đây là một loài cây thủy sinh trồng tiền cảnh rất phổ biến và dễ trồng. Trân Châu Nhật có những chiếc lá nhỏ thon vài dài hơn trân châu ngọc trai, dưới ánh sáng mạnh và dinh dưỡng đầy đủ dòng cây thủy sinh này sẽ tạo ra một mảng màu xanh trải dày và đan xen lẫn nhau dưới lớp nền của bể thủy sinh.

Đặc điểm của cây thủy sinh Trân Châu Nhật

  • Kiểu lá: lá nhỏ, mảnh, hình tròn và màu xanh
  • Yêu cầu ánh sáng: yêu cầu ánh sáng mạnh để phát triển tốt nhất.
  • Co2: Để duy trì tình trạng khỏe mạnh và phát triển tốt,Trân Châu Nhật cần một lượng CO2 cao.
  • PH: 6-7.5
  • Nhiệt độ: 22-29 độ C

Cây thủy sinh Trân Châu Ngọc Trai

Loài cây này có tên khoa học là Micranthemum ‘Monte Carlo’, chúng thuộc một trong những dòng cây thủy sinh trải nền kinh điển. Với một đặc điểm là sáng sáng càng mạnh cây lại càng có xu hướng ôm sát bề mặt nền, thậm chí là chui xuống dưới mặt nền của hồ thủy sinh. Với nhứng chiếc lá nhỏ và tròn cây thủy sinh Trân Châu Ngọc Trai khi được bố trí trồng làm tiền cảnh sẽ rất đẹp, đặc biệt hơn nữa cây còn đảm nhiệm được thêm một vài vị trí khác như tán cây bonsai, tán lũa, khe đá… rất thú vị.

Đặc điểm chung của cây thủy sinh Trân Châu Ngọc Trai

  • Kiểu lá: tròn và nhỏ
  • Ánh sáng: cần ánh sáng mạnh, cây sẽ bò rất sát nền khi ánh sáng mạnh
  • Co2: cần thiết
  • PH: 6-7.5
  • Nhiệt độ: ưa mát 22-29 độ C

Cây thủy sinh Trân Châu Cuba

Loài cây thủy sinh này có tên khoa học là Hemianthus Callitrichoides (HC-Cuba), là một trong những dòng cây thủy sinh trải nền rất đẹp, chúng có những chiếc lá tròn và rất nhỏ, nhỏ hơn các dòng trân châu bò nền khác rất nhiều. Cũng chính vì vậy và Trân Châu Cuba thường được trồng làm tiền cảnh ở các bể thủy sinh nano. Do có kích thước nhỏ, bộ rễ ngắn nên việc trồng cây thủy sinh này cũng rất khó khăn, một số khuyến nghị của các chuyên gia khuyên rằng bạn nên phủ 1 lớp cát lên trên mặt nền để việc trồng cây này dễ dàng hơn.

Đặc điểm chung của cây thủy sinh Trân Châu Cuba

  • Kiểu lá: tròn và rất nhỏ
  • Ánh sáng: trung bình đến cao.
  • Co2: cần thiết
  • PH: 6-7.5
  • Nhiệt độ: ưa mát 22-28 độ C

Cây thủy sinh Tiêu Thảo Parva Mini

Là một biến thể của tiêu thảo parva, nguồn gốc xuất xứ từ APC Thailand, đặc điểm của loài cây thủy sinh này là chúng rất chậm lớn. Tuy nhiên về ngoại hình và vẻ đẹp thì tiêu thảo Parva mini sẽ không ai có thể bàn cãi, với những chiếc lá dài và nhỏ mọc đan xen lẫn nhau dưới lớp nền tiền cảnh trong bể thủy sinh trông giống như những bụi cỏ xanh mướt ngoài tự nhiên.

Đặc điểm chung của cây thủy sinh tiêu thảo Parva mini

  • Kiểu lá: thon dài, như ngọn cỏ
  • Ánh sáng: trung bình đến cao.
  • Tốc độ phát triển: rất chậm
  • Co2: cần thiết
  • PH: 6-7.5
  • Nhiệt độ: ưa mát 22-28 độ C

Cây Thủy Sinh Cỏ Đỏ

Cỏ đỏ có tên quốc tế là Echinodorus Tenellus, là một loại cỏ thủy sinh có thể sử dụng trồng tiền cảnh rất đẹp. Chúng có tốc độ phát triển nhanh, và có chiều cao 3-4cm, vì vậy sẽ đẹp hơn khi bạn sử dụng chúng để trồng tiền cảnh ở các bể thủy sinh có kích thước lớn 1 chút. 1 đặc điểm nổi bật nữa của dòng cây thủy sinh này đó chính là khi gặp điều kiện ánh sáng mạnh, dưỡng cao và có co2 thì những chiếc lá của chúng sẽ chuyển dần từ màu xanh sang màu ửng đỏ.

Đặc điểm chung của cây thủy sinh cỏ đỏ

  • Kiểu lá: lá dài như các ngọn cỏ ngoài tự nhiên
  • Ánh sáng: trung bình đến cao.
  • Tốc độ phát triển: nhanh
  • Co2: cần thiết
  • PH: 6-7.5
  • Nhiệt độ: ưa mát 22-28 độ C

Cây Thủy Sinh Cỏ Giấy

Cây thủy sinh cỏ giấy có tên khoa học là Utricularia graminifolia, là một loại cây trồng làm tiền cảnh rất đẹp, chúng có bộ lá rất thướt tha và mỏng manh, luôn chuyển động dưới mặt nền nhờ vào dòng chảy bên trong bể thủy sinh, tạo nên một khung cảnh sống động cho người cảm quan chúng.

Đặc điểm chung của cây thủy sinh cỏ giấy

  • Kiểu lá: lá dài và mỏng manh như sợi giấy vụn cắt nhỏ
  • Ánh sáng: trung bình đến cao.
  • Tốc độ phát triển: nhanh
  • Co2: cần thiết
  • PH: 6-7.5
  • Nhiệt độ: ưa mát 22-28 độ C

Cây Thủy Sinh Ngưu Mao Chiên

Tên khoa học của loại cỏ này là Eleocharis Acicularis, đây là một loại cỏ rất phổ biến và dễ trồng. Cỏ ngưu mao chiên hay còn gọi là cỏ lông trâu, bởi vẻ ngoài của loại cỏ này giống như những sợi lông trâu. Loại cây thủy sinh này khi trồng dưới ánh sáng mạnh và sau nhiều lần cắt tỉa thì những chiếc lá của chúng sẽ xoăn lại như tóc xoăn và đan xen lẫn nhau tạo thành 1 lớp bao phù mặt nền của bể thủy sinh xanh mướt.

Đặc điểm chung của cây thủy sinh cỏ ngưu mao chiên

  • Kiểu lá: lá dài như sợi lông trâu
  • Ánh sáng: cao
  • Tốc độ phát triển: trung bình
  • Co2: cần thiết
  • PH: 6-7.5
  • Nhiệt độ: ưa mát 22-28 độ C

Rêu Mini Fiss

Rêu mini fiss là một loài cây thủy sinh có những chiếc lá rất nhỏ, mọc phổ biến ở các khu vực rừng cao su khu vực Đông Nam Ắ. Rêu mini fiss rất phổ biến và dễ chăm sóc, đặc biệt là đối với người mới tham giá bộ môn nuôi trồng thủy sinh. Rêu mini fiss thường được dùng để trải nền trang trí bể thủy sinh bonsai, tạo nên 1 thảm cỏ xanh mướt đẹp mắt.

Đặc điểm chung của cây thủy sinh rêu Mini Fiss:

  • Kiểu lá: nhỏ xen cẽ rất sát nhau
  • Ánh sáng: yếu tới trung bình
  • Tốc độ phát triển: chậm
  • Co2: có thể không cần
  • PH: 6-7.5
  • Nhiệt độ: ưa mát 22-28 độ C

Cây thủy sinh Rau Thơm bò nền

Loài cây này có tên khoa học là staurogyne repens, đây là loài cây thủy sinh rất dễ chăm sóc và có tốc độ phát triển nhanh. Dưới ánh sáng mạnh thì cây thủy sinh rau thơm sẽ mọc theo chiều hướng bò sát nền với những chiếc lá đan xen nhau trông rất thú vị.

Đặc điểm chung của cây thủy sinh Rau thơm:

  • Kiểu lá: thon dài
  • Ánh sáng: cao
  • Tốc độ phát triển: nhanh
  • Co2: có thể không cần
  • PH: 6-7.5
  • Nhiệt độ: ưa mát 22-28 độ C

Cây thủy sinh Rau Má Hương

Là một dòng cây phổ biến trong thủy sinh, rau má hương có tên khoa học là Hydrocotyle Sibthorpioides. Loài cây thủy sinh này rất dễ trồng, chúng không cần thiết phải có co2 vẫn có thể phát triển một cách khỏe mạnh. Dưới ánh sáng đèn mạnh, dòng cây thủy sinh này cũng sẽ có xu hướng mọc lan ôm sát bề mặt của nền hồ thủy sinh.

Đặc điểm chung của cây thủy sinh Rau Má Hương:

  • Kiểu lá: 1 chiếc lá có 4 cạnh bo tròn
  • Ánh sáng: trung bình – cao
  • Tốc độ phát triển: nhanh
  • Co2: có thể không cần
  • PH: 6-7.5
  • Nhiệt độ: ưa mát 22-28 độ C

Tổng kết:

Trên đây là gợi ý của chúng tôi về 10 loài cây thủy sinh chuyên sử dụng để trồng nền, trải nền bên trong bố cục của hồ thủy sinh. Với bài viết này tepcanh.com hy vọng các bạn sẽ tìm được loại cây thủy sinh để trồng nền phù hợp với chiếc bể thủy sinh yêu quý của mình nhé!

Tác quyền: Bài viết này chúng tôi có sử một một vài hình ảnh internet, nếu vô tình đó là hình ảnh do bạn sở hữu thì xin mạn phép cho chúng tôi gửi lời xin lỗi!