Tép Sula chân trắng được biết đến với cái tên tiếng anh sulawesi White Spot, là một trong những dòng tép nổi bật nhất so với các dòng tép sulawesi khác.

Một trong những lý do mà tép sula chân trắng được rất nhiều người nuôi tép sula yêu thích đó là phần ngoại hình và tính chất gen ổn định, rất khó có thể bị lai tạo. Để hiểu thêm về nguồn gốc xuất xứ, cách chăm sóc loài tép sula chân trắng này, chúng tôi mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Nguồn gốc xuất xứ của tép Sula Chân Trắng:

Các loài tép Sulawesi đều có nguồn gốc xuất xứ từ đảo Sulawesi tại đất nước Indonesia, và tép sula chân trắng cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên với sự phổ biến của dòng tép cảnh này được nhân rộng trong khoảng thời gian dài thì chúng đã có mặt ở rất nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

Môi trường sống của tép Sula chân trắng ngoài tự nhiên:

Tép Sula chân trắng là một dòng tép thuần tự nhiên (chưa bị lai tạo), chúng là một loài tép khá nhút nhát, vì vậy ở ngoài tự nhiên bạn sẽ thấy chúng thường ẩn nấp dưới các tán lá của cây hoặc các khe đá.

Nhiệt độ nơi tìm thấy dòng tép sula chân trắng này ở ngoài tự nhiên giao động từ 27-29 độ C, và ngưỡng PH 7.8-8.2. Thông tin này được cung cấp bởi các chuyên gia sinh vật và bảo tồn sinh vật người Đức.

Mặc dù sống ở môi trường tự nhiên với rất nhiều loài tép sulawesi khác nhưng tép sula chân trắng vẫn không bị lai tạp qua các dòng tép lạ/mới. Về tính chất gen thuần nổi trội như vậy nên đây cũng là loài tép được người mê tép sula yêu thích.

Chăm sóc tép sula chân trắng trong môi trường bể nuôi

Hãy chọn một kích thước bể phù hợp (40 lít nước có thể thả tối đa 50 con giống), việc thả số lượng tép sula phù hợp sẽ tạo nhiều điều thuận lợi như kiểm soát thức ăn, mật độ vừa đủ để con trống và con mái ghép cặp, số lượng tép con khi sinh ra phù hợp…

Thiết lập bể nuôi tép sula chân trắng

  • Ph: 7.5-8.5 (tối ưu 7.8-8.2)
  • GH:7-8
  • Nước: Nước lọc RO trâm bổ sung khoáng 7.5 hoặc 8.5
  • TDS: sử dụng khoáng để tăng TDS lên 150-200
  • Nhiệt độ: 25-29 Độ C

Lựa chọn nền nuôi tép sula chân trắng

Việc lựa chọn nền nuôi tép sula chân trắng cũng rất quan trọng, bạn có thể sử dụng các loại nền nuôi tép sula phổ biến hiện nay như nền Onyx sand / Nền Onyx / Nền Sula Sand/ MOSURA RED SOIL/ Nền Akadama. Một số loại nền trung tính như Mosura, Akadama hoặc sula sand bạn cân sử dụng thêm khoáng 7.5 hoặc 8.5 để kéo PH lên mức phù hợp mới có thể đạt hiệu quả trong việc nuôi tép sula chân trắng.

Thức ăn cho tép sula chân trắng

Các loại thức ăn màng sinh học, rêu bên trong bể nuôi tép sula luôn là thứ chúng yêu thích, chúng có thể ăn hàng ngày nếu như hồ nuôi của bạn đủ rêu. Ngoài ra bạn cũng có thể cho tép sula ăn các loại thức ăn từ rau củ như rau bina, củ cải đường, bí đỏ luộc… Hoặc một số thức ăn chuyên dành cho sula đã được bào chế sẵn bởi các chuyên gia.

Chăm sóc định kì hàng tuần

Cũng như các loài tép cảnh khác, việc thay nước và hút các cặn bẩn bên trong bể nuôi tép sulawesi là việc cần thiết, đặc biệt khi mà bể nuôi tép sula chân trắng của bạn có số lượng nhiều. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên thay nước 10-20% lượng nước bên trong bể nuôi tép sula hàng tuần để có một một trường nuôi luôn sạch sẽ.

Thiếp lập các đồ trang trí cho bể nuôi tép sula chân trắng

Do tính cách thích ẩn nấp nên bạn cần trang trí thêm cho bể nuôi tép sula chân trắng các đồ trang trí bằng gốm, sứ hoặc xếp các viên đá tạo thành hang động cho chúng ẩn nấp. Bên cạnh đó để khắc phục tính nhút nhát của dòng tép này bạn cũng có thể thả tép sula chân trắng với số lượng nhiều 1 chút để chúng bớt nhát hơn (hoặc có thể thả thêm các dòng tép màu, để giúp chúng đỡ nhút nhát hơn).

Các loài cây có thể trông trong bể nuôi tép Sula chân trắng

Các loài cây thủy sinh có thể trồng trang trí bên trong bể nuôi tép sula nói chung và tép Sula chân trắng nói riêng có thể kể đến một vài loài cây thủy sinh sau đây:

  1. Cây thủy sinh tiêu thảo nâu: Là một cây có sức sống mãnh liệt và khả năng chịu được ngưỡng PH cao, cây tiêu thảo nâu là một lựa chọn phổ biến của người nuôi tép sula chân trắng.
  2. Cây láng xoắn: Được tìm thấy ở ngoài tự nhiên nơi mà các loài ốc, tép sula sinh sống, với khả năng chịu đựng tốt ở ngưỡng PH cao lại có vẻ ngoài rất đẹp với những chiếc lá như xúc tu của con bạch tuộc thì láng xoắn cũng là loài cây rất được yêu thích của người nuôi tép sula.

Lưu ý rằng: Các loài cây này được tìm thấy ở ngoài tự nhiên, nơi có các sinh vật như cá, tép, ốc sula xuất hiện, nơi có dòng chảy đối lưu nên có chứa hàm lượng dinh dưỡng nhất định giúp cây có thể phát triển tươi tốt. Bên trong bể nuôi tép cây vẫn có thể phát triển được nhưng lượng dinh dưỡng sẽ không thể phong phú như bên ngoài tự nhiên được, vì vậy bạn cũng đừng bận tâm quá khi mà cây trồng trong bể nuôi tép sula của bạn không được đẹp nhé.