Thời gian mang bầu của tép cảnh tới lúc sinh vào khoảng 26 ngày tới 30 ngày kể từ khi trứng của tép được ôm ở phần bụng. Tuy nhiên vẫn có những vấn đề bất chắc trong quá trình tép ôm bầu có thể xảy ra dẫn tới việc trứng không thể nở. Ở bài viết này chúng tôi sẽ bàn luận chi tiết về các quá trình của tép cảnh từ thời gian đạp mái, ôm bầu tới thời kì sinh sản.

Hình ảnh tép mẹ đang ôm trứng

Các quá trình sinh sản của tép cảnh

1 Qúa trình trứng tép được thụ tinh

Sau khi tép cảnh đạt tới kích thước sinh sản từ khoảng 1.7cm trở lên thì quá trình đạp mái bắt đầu sẽ diễn ra. Ở quá trình này tép mái sẽ ôm trứng ở phần đầu của mình, sau đi được tép trống đạp và thụ tinh thì các trái trứng ở phần đầu của tép mái sẽ được đẩy dần xuống phần bụng của tép mái.

2 Quá trình phát triển trứng

Sau khi tép cái mang bầu, trứng sẽ phát triển trong bụng của tép mái. trong quá trình này tép mái sẽ dùng chân của mình để đảo liên tục các trái trứng nằm ở dưới bụng của mình. Trong quá trình này nếu môi trường hồ ổn định, tép không bị stress thì khoảng 25-30 ngày sau các chú tép con sẽ được nở.

Cung cấp môi trường thích hợp cho tép cảnh mang bầu

Để nuôi tép cảnh mang bầu và ấp trứng thành công, người nuôi cần cung cấp môi trường thích hợp cho tép, bao gồm nhiệt độ, ánh sáng, chất lượng nước và dinh dưỡng, cách ly, rà soát môi trường.

1 – Nhiệt độ

Tùy vào mỗi dòng tép cảnh mà nhiệt độ sẽ cần phải đáp ứng (tép màu, tép sula 25-30 độ C – tép ong 22-25 độ C). Nhiệt độ cần được duy trì ổn định, không thay đổi chênh lệch nhiệt nhiều (nghĩa là trong một khoảng thời gian bạn không nên để nhiệt độ trong bể nuôi tép chênh lệch liên tục, tép sẽ dễ stress hoặc bệnh).

2 – Ánh sáng

Khi tép mang bầu, chúng thường có xu hướng nhút nhát và muốn tìm nơi bóng tối hoặc các đồ vậy, cây cối bên trong bể nuôi để trú ẩn, chúng chỉ ra khỏi nơi trú ẩn để tìm thức ăn hoặc hoảng sợ.

3 – Chất lượng nước

Duy trì chất lượng nước, đảm bảo rằng hệ vi sinh bên trong bể nuôi tép của bạn luôn đảm bảo đầy đủ để có thể phân dủy các chất dư thừa bên trong bể nuôi tép. Ngoài ra các chỉ số như tds, ph, no2, no3… cần phải kiểm tra thường xuyên để đảm bảo nguồn nước của bạn luôn ở trạng thái an toàn đối với tép mẹ.

4 – Dinh dưỡng

Trong quá trình mang bầu tép mẹ sẽ rất mệt mỏi, dễ stress vì phải mang thêm rất nhiều trứng trên mình, bên cạnh đó là việc đảo trứng liên tục sẽ khiến tép mẹ rất tiêu hao năng lượng vì vậy bạn hãy đảm bảo rằng tép cảnh nhận được chế độ dinh dưỡng cân đối và đủ chất. Cung cấp thức ăn giàu protein và các dưỡng chất cần thiết để hỗ trợ quá trình phát triển trứng. Hãy lựa chọn thức ăn chất lượng và đa dạng để đảm bảo rằng tép cảnh có đủ dinh dưỡng cho quá trình sinh sản. Các loại vitamin, rau củ, thức ăn từ vỏ đậu nành, tảo xoắn là những thực phẩm bổ sung giúp tép mẹ luôn khỏe mạnh.

5 – Cách ly

Theo như các chuyên gia nuôi tép, để đạt hiểu quả cao trong quá trình tép ôm trứng tiến tới quá trình sinh sản thì sau khi tép mẹ ôm trứng ở dưới bụng, thì bạn nên tách tép trống ra khỏi hồ nuôi để tránh hiện tượng tép trống quấy rối tép mái trong thời gian mang bầu. Tép mái sẽ dễ stress mà xả trứng.

6 – Rà soát môi trường bể nuôi

Việc ra soát môi trường nuôi thường xuyên giúp bạn kịp thời phát hiện các sinh vật lạ bên trong bể nuôi như sán, bọ nước, các loại côn trùng bị chết và rơi vào hồ ảnh hưởng tới chất lượng nước. Ngoài ra cũng nên bỏ thêm đồ trang trí cho tép để làm nơi ẩn nấp cho tép mang bầu ẩn núp khi hoảng sợ tránh tép bị stress dẫn tới việc xả bỏ trứng.

Sán và bọ nước: Đây gần như là các tác nhân ít người nuôi tép chú ý tới, nhưng đối với những tép mái lột vỏ trong quá trình ôm trứng sẽ rất yếu, nếu trong quá trình lột vỏ mà hồ tép của bạn quá nhiều sán hoặc bọ nước thì nguy cơ tép mẹ bị tấn công sẽ rất cao.

Kết luận

Tóm lại, thời gian tép cảnh mang bầu và ấp trứng có thể khác nhau tùy thuộc vào loại tép và điều kiện nuôi. Để thành công trong quá trình sinh sản, người nuôi cần cung cấp môi trường thích hợp, quan sát và theo dõi sự phát triển của trứng. Hãy tham khảo thông tin từ các nguồn uy tín và liên hệ với các chuyên gia để được tư vấn chi tiết hơn về việc nuôi tép cảnh mang bầu.