Việc setup một bể nuôi tép màu (tên gọi tiếng anh: Neocaridina Shrimps) đối với những bạn chơi tép lâu năm không có gì là khó khăn, tuy nhiên đối với những người chơi mới thì việc setup một bể nuôi tép màu lại là cả một quá trình học hỏi tìm tòi. Để rút ngắn thời gian và giúp các bạn mới tiếp cận bộ môn nuôi tép cảnh này thì tepcanh.com xin viết một bài chia sẻ về cách setup một bể nuôi tép màu đơn giản, mời các bạn cùng theo dõi.

Lựa chọn nền để setup bể nuôi tép màu:

Hiện này trên thị trường có rất nhiều loại nền nuôi tép khác nhau, chính vì vậy đây cũng là một trong những rào cản không hề nhỏ đối với người chơi tép mới khi phải đứng giữa nhiều sự lựa chọn, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chọn nền nuôi tép theo một vài tiêu chuẩn khi sử dụng nền chung với một số nguồn nước khác nhau ở dưới đây.

  1. Sử dụng nước máy để nuôi tép: Do nước máy là nguồn nước đã được sử lý sơ bộ, có chỉ số Total Dissolved Solids (TDS) ở mức chấp nhận được, có thể nuôi được đại đa số các dòng tép màu, và có chỉ số PH ở mức 6.5-7.5 cũng là mức ph khá ổn để nuôi tép, vì vậy việc chọn nền để nuôi tép lúc này không còn quá khắt khe, bạn có thể sử dụng một số loại nền nuôi tép có thể sử dụng chung với nước máy như: nền sula sand, nền akadama, nền gex đỏ, nền BBS X2 (baby soil).
  2. Sử dụng nước Lọc RO: Đây là loại nước được lọc khá kỹ do vậy nước thường có chỉ số TDS và PH khá thấp (Ph khoảng 4.5), do vậy bạn cần chọn nền phù hợp để có thể kéo được chỉ số PH cao lên 5-7 để có thể nuôi tép màu hiệu quả. Một số nền gợi ý cho bạn: nền Onyx, onyxsand, Onyx sand kết hợp với nền bbs x2 (baby soil).
  3. Nuôi tép bằng nước giếng: Do nước giếng ở từng khu vực khác nhau, và độ khoan sâu khác nhau nên chất lượng nước sẽ khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố này. Do vậy để chọn nền nuôi tép bằng nước giếng bạn cần kiểm tra các thông số của nước (PH, TDS), rồi sau đó mới có thể lựa chọn nền nuôi tép màu phù hợp.

Thời gian chạy cycle và vi sinh cho tép màu:

Thông thường đối với một bể nuôi tép màu chúng tôi sẽ chạy cycle từ 10-15 ngày để hệ vi sinh đặt mức ổn định cần thiết. Khi chạy cycle bạn cũng có thể trâm các loại vi sinh để giúp môi trường nước nuôi tép màu được nhanh ổn định hơn. (vi sinh gợi ý: bio deges, stability)

Lựa chọn lọc để nuôi tép màu:

Việc lựa chọn lọc để nuôi tép cũng phụ thuộc phần lớn vào kích thước bể nuôi để làm sao khi hoạt động, hồ tép của chúng ta luôn đảm bảo được sử ổn định về hệ vi sinh khỏe mạnh. Do tép là dòng sinh vật có kích thước nhỏ, với tổ chức sinh hoạt chủ yếu bò dưới mặt nền, nên việc sử dụng bộ lọc có dòng chảy có luồng mạnh là không nên. Vì vậy các dòng lọc kết hợp sủi bọt khí oxy luôn là sự lựa chọn hàng đầu đối với người chơi tép lâu năm. Các bộ lọc sủi vi sinh này cũng khá đa dạng về chủng loại như lọc tam giác, lọc bio qanvee, lọc bio gex, lọc bio của sera. Ngoài ra nếu hồ của bạn có kích thước lớn, bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại may lọc khác để hỗ trợ như lọc thác, lọc treo, hoặc thậm chí là lọc thùng để có thể luôn đảm bảo hệ vi sinh được cân bằng.

Lựa chọn đèn để nuôi tép màu:

Không giống như khi chơi thủy sinh, bạn cần phải chọn đèn khắt khe theo tiêu chí của mỗi hồ, mỗi loại cây thủy sinh khác nhau. Lựa chọn đèn để nuôi tép màu khá đơn giản, bạn có thể dùng các loại đèn dân dụng, có công suất chừng 20-50w là có thể đánh hồ lên rêu cho tép ăn rồi.

Chọn các đồ chơi trang trí trong bể nuôi tép màu:

Việc trang trí các loại đồ chơi trang trí trong bể tép màu là việc hết sức cần thiết, bởi ngoài việc trang trí cho bể thêm phần đẹp mắt và sinh động, thì những vật dụng này còn giúp tép có thể trú ẩn khi cảm thấy không an toàn. các vật dụng ưu tiên trang trí được làm từ chất liệu gốm sứ, dễ làm nơi để rêu bám lên, các loại cây thủy sinh trang trí như tiêu thảo, dương xỉ, rêu, ráy…

Khoáng để nuôi tép màu:

Do tép cảnh là dòng sinh vật có đặc thù cần lột vỏ để lớn, mỗi lần lột vỏ và tép ôm trứng sẽ tốn một lượng khoáng chất và canxi nhất định, nên việc nuôi tép cần bổ sung thêm khoáng chất vào bên trong hồ nuôi là rất cần thiết. Một vài loại khoáng mà chúng tôi muốn giới tiệu đến cho bạn (khoáng gh+, khoáng nutrafin, khoáng Bee Shrimp Mineral GH+…).

Thức ăn cho tép màu:

Tép màu là dòng tép dễ nuôi, chúng có thể ăn đa dạng được các loại thức ăn (có thể ăn chung các loại thức ăn của cá). Thức ăn của chúng cũng có thể là các mảng rêu bám lên lá cây, thành kính của hồ. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng thức ăn chuyên dụng cho tép màu như Spin nax chúng tôi có cung cấp, để tép có thể đặt được màu sắc sặc sỡ và khỏe mạnh.

Trên đây là bài viết chia sẻ nho nhỏ về cách thiết lập một bể nuôi tép màu cho các bạn mới nuôi tép có thể tham khảo. Chúc các bạn đang nuôi tép, hoặc chuẩn bị nuôi tép sẽ có những chú tép thật đẹp và khỏe mạnh.