Thú nuôi tôm cảnh đã ngày càng trở nên phổ biến hơn bởi sự đa dạng về giống loài, màu sắc và kích thước. Nuôi tôm kiểng được cho là dễ hơn so với tép kiểng vì vậy đây cũng là một trong những lý do mà tôm kiểng ngày càng được nhân rộng tới cộng đồng người mê tôm.
Thông số chung hồ nuôi tôm cảnh
- PH: 6-8
- GH: 6-10
- KH: 3-10
- Nhiệt độ: 20-30 độ C
- Bể nuôi 40-50 lít nước cho 1 cặp tôm trống mái
- Tuổi thọ của tôm: 20-24 tháng
Tôm cảnh có tốc độ phát triển nhanh, sinh sản nhiều do vậy nuôi tôm cảnh không chỉ dừng lại ở việc thú vui ngắm nhìn chúng hoạt động mỗi ngày. Mà người nuôi nếu nắm bắt được kỹ thuật nuôi cũng có thể làm một liệu pháp làm kinh tế rất tốt.
Một số loài tôm cảnh phổ biến
Tôm cảnh Crayfish rất đa dạng về màu sắc, một số dòng có màu sắc độc lạ sẽ có giá trị cao hơn các dòng bình dân. Dưới đây chúng tôi giới thiệu tới các bạn một số dòng tôm phổ biến nhất:
Tôm cam – Cambarellus patzcuarensis Orange
Tôm cam là một loài rất đẹp với một màu cam bao phủ toàn thân, chúng rất thân thiện và không ăn cây thủy sinh vì vậy đây cũng là một loài tôm lý tưởng nếu như bạn có ý định nuôi chúng trong bể thủy sinh. Tuy nhiên cũng đừng quên bố trí thêm các hang đá, hang sứ để chúng cho thể ẩn nấp khi cần thiết, đặc bệt bên trong bể nuôi có nuôi cùng các loài cá lớn.
Tôm càng xanh – (Procambarus alleni)
Với một màu xanh da trời hấp dẫn, chúng có thể thay đổi sắc thái đậm hay nhạt tùy theo điều kiện môi trường và khi hoảng sợ. Tôm càng xanh là dòng tôm có sức sống mãnh liệt, chúng thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Tôm càng xanh cũng có kích thước không quá to chỉ với 10-12cm khi trưởng thành, vì vậy chúng chỉ cần một chiếc bể khoảng 40-50 lít nước là bạn cũng đã có thể nuôi loài tôm hấp dẫn này.
Tôm càng lửa – (Cherax holthuisi)
Bạn sẽ có ấn tượng luôn khi nhìn thấy loài tôm này bởi 2 đầu của cặp càng tôm, đúng vậy với một màu cam ửng đỏ đã hình thành nên cái tên tôm càng lửa. Đây là loài tôm khá phổ biến bởi chúng không chỉ có vẻ đẹp bề ngoài bắt mắt với các dải màu xanh và cam mà chúng còn rất dễ nuôi. Nếu bạn có ý định nuôi loài tôm này bên trong bể thủy sinh thì hãy cẩn trọng không nên để chúng đói, bởi các loại nó non, lá mỏng có thể sẽ bị chúng gặm nhấm.
Tôm xanh hồng – (Cherax sp. Hoa Creek)
Đúng với cái tên gọi Tôm xanh hồng của loài tôm này đã mô tả được hết màu sắc của chúng. Kích thước khi trưởng thành của loài tôm này từ 12-15cm, chúng có tập tính ôn hòa nên có thể phù hợp nuôi bên trong bể với các loài giáp giác khác như tôm vợt châu ắ, cua, cá nhỏ…
Sinh sản ở tôm cảnh
Các loài tôm cảnh có hình thức sinh sản tương đối giống nhau, tới thời kì sinh sản con trống sẽ đạp con mái và trứng được thụ tinh sau đó sẽ được tôm mái đẩy xuống phần bụng và dùng những mô nang dưới bụng và những chiếc chân nhỏ bé để đảo trứng liên tục. Số lượng trứng khoảng 40-100 trứng tùy vào giống tôm. Các trứng này sẽ được nở ra tôm con sau 4-5 tuần tuổi.
Thức ăn của tôm cảnh
Tôm cảnh yêu thích các loại thức ăn giàu dinh dưỡng đến từ trùng huyết, artemia, hoặc các loại cám khô dành riêng cho chúng. Nếu bạn là người nuôi tôm để sinh sản thì hãy chú trọng tới việc bổ sung các loại thức ăn có chứa đạm và canxi để giúp tôm mẹ và tôm con phát triển khỏa mạnh.
Gía bán các loài tôm cảnh
Cũng như các loài sinh vật khác, giá của mỗi loài lại có giá thành khác nhau có thể giao động từ vài chục ngàn tới vài trăm ngàn trên một con. Nếu bạn quan tâm tới một dòng tôm cụ thể nào đó thì có thể liên hệ trực tiếp với các cửa hàng gần nhất để có thể tìm hiểu thêm về thông tin này.